Sẹo là nỗi lo lắng của không ít chị em sau khi thực hiện căng da mặt. Làm thế nào để hạn chế sẹo sau khi căng da mặt và nhanh chóng lấy lại làn da láng mịn là điều mà ai cũng mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân hình thành cũng như các cách làm mờ sẹo hiệu quả ngay sau đây nhé.
Mục lục
- Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo xấu sau khi căng da mặt
- Những vùng trên mặt thường bị sẹo sau khi căng da mặt
- Các loại sẹo thường gặp sau khi căng da mặt
- Quá trình hình thành sẹo trên mặt
- Cách làm mờ sẹo trên mặt sau khi căng da mặt nhanh chóng
- Cách làm mờ sẹo trên mặt bằng các phương pháp tự nhiên
- Cách làm mờ sẹo trên mặt sau khi căng da bằng phương pháp y tế
- Bao lâu thì sẹo biến mất sau khi căng da mặt?
Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo xấu sau khi căng da mặt
Có nhiều nguyên nhân khiến vết sẹo sau căng da mặt trở nên lồi lõm, sần sùi như:
- Không tuân thủ lịch tái khám, hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và sinh hoạt sau phẫu thuật.
- Không kiêng cữ các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Tự ý sử dụng kem và mỹ phẩm chưa qua kiểm nghiệm, chứa thành phần gây kích ứng da.
- Trình độ của bác sĩ và trang thiết bị phẫu thuật chưa đạt chuẩn cũng có thể khiến vết mổ dễ bị viêm nhiễm, để lại sẹo xấu.
Để hạn chế các nguy cơ trên, bạn nên chăm sóc sau phẫu thuật căng da mặt một cách cẩn thận và khoa học ngay từ những ngày đầu.
Những vùng trên mặt thường bị sẹo sau khi căng da mặt
Do đặc thù của phương pháp căng da mặt là tạo ra các đường rạch da để bóc tách, căng cơ, loại bỏ da thừa nên sẽ để lại sẹo ở một số vùng nhất định như:
Vùng thái dương
Đường rạch vòng quanh đường chân tóc hai bên thái dương để nâng và căng da trán, mí mắt thường để lại sẹo dài, tuy nhiên sẽ được che khuất bởi tóc.
Vùng trước và sau tai
Để xử lý da chùng ở má, gò má và thái dương, bác sĩ sẽ rạch da vòng quanh vành tai. Do đó sẹo sẽ xuất hiện ở phía trước và sau tai.
Vùng da dưới cằm
Vết mổ nằm ẩn dưới cằm, kéo dài từ dái tai bên này sang dái tai bên kia. Đây là nơi thường gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sẹo do vùng da nhạy cảm, dễ bị ma sát.
Các loại sẹo thường gặp sau khi căng da mặt
Tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu mà những vết sẹo có thể xuất hiện dưới các dạng như:
- Sẹo lồi: Sẹo gồ lên cao hơn bề mặt da, sờ vào sẽ thấy cứng và sần sùi.
- Sẹo lõm: Ngược lại với sẹo lồi, sẹo lõm sẽ tạo thành các rãnh lõm xuống dưới da, nhìn rất mất thẩm mỹ.
- Sẹo thâm: Sẹo có màu sẫm hơn màu da xung quanh, thường gặp ở những người có làn da dễ bị tăng sắc tố.
Quá trình hình thành sẹo trên mặt
Đầu tiên, khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế đông máu. Các cục máu đông xuất hiện để bịt kín vết thương, đồng thời bạch cầu và đại thực bào được huy động để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Tiếp theo, quá trình tái tạo mô bắt đầu với sự hình thành của các sợi collagen mới. Các mạch máu và tế bào da non được tạo ra để làm lành vết thương. Ở giai đoạn thứ ba, các tế bào sừng di chuyển để khép miệng vết thương – đây là lúc bạn thường cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da đang lành.
Cuối cùng, trong giai đoạn sửa chữa và tái tạo, mô xơ tích tụ dưới da tạo thành sẹo. Ban đầu, sẹo có màu hồng và hơi phồng lên. Sau khoảng 2-3 tháng, sẹo sẽ bắt đầu xẹp xuống và chuyển dần sang màu nâu.

Cách làm mờ sẹo trên mặt sau khi căng da mặt nhanh chóng
Để vết sẹo nhanh lành và mờ dần, ngay từ khi mới phẫu thuật, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vô trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thay băng vết thương đúng cách, đúng thời điểm được chỉ định.
- Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, rượu bia, cà phê, thuốc lá,… vì chúng có thể kích thích viêm nhiễm vết thương.
- Đeo các dụng cụ định hình như nẹp và băng hoặc gen định hình 24/24 trong 2 tuần đầu để nâng đỡ phần da căng, giúp cho các đường sẹo bám sát mép và liền nhanh hơn. Nếu không có thời gian có thể sáng đi làm chiều về đeo gen đến sáng hôm sau, cố gắng kiên trì đeo gen để khuôn mặt được gom sát và vết thương không bị giãn sẹo
- Lựa chọn dịch vụ căng da mặt uy tín như Phòng khám Duyên Nguyễn, vì có công nghệ chiếu Plasma lạnh giúp thúc đẩy làm lành vết thương, hạn chế sẹo và lành sau 10 ngày cắt chỉ.
Cách làm mờ sẹo trên mặt bằng các phương pháp tự nhiên
Xây dựng thực đơn tăng cường vitamin A
Vitamin A có tác dụng chống oxy hóa, làm đều màu da và làm mờ sẹo. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như rau bina, cải xoăn, rau bó xôi,… Cùng các loại trái cây xoài, đu đủ, dưa hấu và các loại đậu xanh, đậu đỏ,…

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
- Nha đam tươi: Thoa gel nha đam lên vùng da bị sẹo, giữ trong 20-30 phút rồi rửa sạch để làm dịu da, giảm viêm và làm mờ sẹo.
- Rau má: Là một trong những “bí quyết” làm đẹp được nhiều người tin dùng. Với các hoạt chất đặc biệt như Triterpenoids, rau má không chỉ giúp kích thích tuần hoàn máu mà còn thúc đẩy sản sinh tế bào da mới, đồng thời ngăn chặn sự tăng sinh collagen quá mức. Cách sử dụng cũng rất đơn giản: xay nhuyễn rau má, vắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông thấm và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị sẹo khoảng 4 lần/tuần.
- Nghệ tươi: Đây cũng được xem như một “thần dược” trong việc làm mờ sẹo. Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm mạnh mẽ, kích thích sản sinh Collagen và Elastin, giúp làm đầy vết thương và cải thiện màu da. Bạn chỉ cần giã nhuyễn nghệ tươi, vắt lấy nước cốt và thoa đều lên vùng da đã bắt đầu lên da non mỗi tối. Kiên trì áp dụng, vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.

Sử dụng kem/ mỹ phẩm hỗ trợ điều trị sẹo
Thị trường có khá nhiều sản phẩm kem, gel chuyên dụng giúp cải thiện sẹo, làm mềm, làm phẳng sẹo. Thành phần chính thường là Silicone hoặc Onion extract. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tránh gây phản ứng ngược với làn da.

Cách làm mờ sẹo trên mặt sau khi căng da bằng phương pháp y tế
Nếu các cách làm mờ sẹo tại nhà không mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn cũng có thể lựa chọn công nghệ trị sẹo tại các cơ sở y tế uy tín. Chú ý chỉ nên thực hiện khi sẹo đã hoàn toàn ổn định:
Làm mờ sẹo bằng Silicone
Silicone được xem là phương pháp điều trị sẹo hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng các miếng dán hoặc gel silicone đặc biệt để áp lên vùng sẹo. Hoạt chất này giúp làm mềm và phẳng sẹo, đồng thời ngăn chặn sự hình thành collagen thừa. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tối ưu.

Trị liệu bằng laser
Laser là công nghệ hiện đại giúp kích thích tái tạo collagen và phục hồi da sâu từ bên trong. Tia laser sẽ tác động trực tiếp vào vùng sẹo, phá vỡ các mô sẹo cứng và thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới, khỏe mạnh. Thường cần 3-6 buổi điều trị, tùy theo mức độ và loại sẹo.

Lăn kim
Phương pháp này sử dụng các đầu kim siêu nhỏ tạo ra các kênh vi điểm trên da, kích thích cơ thể tự sản sinh collagen và elastin mới. Quá trình này giúp cải thiện kết cấu da, làm phẳng sẹo và đều màu da. Lăn kim thường được thực hiện 4-6 buổi, cách nhau 3-4 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Bao lâu thì sẹo biến mất sau khi căng da mặt?
Thời gian trung bình để sẹo mờ
Khác với nhiều người nghĩ, sẹo không thể tự mờ hoàn toàn theo thời gian vì nó được cấu tạo từ mô xơ nằm sâu dưới da. Thời gian làm mờ sẹo trung bình theo các chuyên gia chia sẻ:
- Giai đoạn hồng sẹo: Trong 4-6 tuần đầu, sẹo có màu hồng đỏ và hơi cộm lên.
- Giai đoạn trắng sẹo: Từ tháng thứ 2-3, sẹo chuyển sang màu trắng, dần mỏng và phẳng lại.
- Ổn định và mờ dần: Mất khoảng 1-2 năm để sẹo mềm mại, liền tự nhiên với màu da xung quanh. Tuy nhiên sẽ không biến mất hoàn toàn mà vẫn để lại một đường mờ nhạt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình là mờ sẹo
- Vị trí sẹo: Các vùng da mỏng như mí mắt, vùng trán sẽ lâu liền sẹo hơn những vùng da dày như cằm, mang tai.
- Kích thước sẹo: Sẹo càng rộng và sâu thì càng mất nhiều thời gian để hồi phục và mờ dần.
- Cơ địa mỗi người: Những người có làn da dày, dễ sẫm màu sẽ để lại sẹo đậm và khó mờ hơn người có làn da mỏng, sáng màu.
- Cách chăm sóc: Tuân thủ liệu trình hậu phẫu và kiên trì thực hiện các biện pháp làm mờ sẹo sẽ rút ngắn đáng kể thời gian liền sẹo.
