Khoảng không dưới mắt bỗng xuất hiện những nếp nhăn, da nhão xệ xuống khiến vẻ ngoài của bạn trông có phần già nua, thiếu sức sống? Lý do có thể do bọng mắt và da thừa mí dưới đấy! Vậy đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng này da chùng nhão mi dưới? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp được nhiều chị em lựa chọn và xem liệu nó có phù hợp với bạn không nhé!
Mục lục
- Hiện tượng thừa da mi dưới là gì?
- Nguyên nhân nào dẫn đến thừa da mi dưới?
- Phẫu thuật cắt da mí mắt dưới là gì?
- Ai nên và không nên phẫu thuật cắt mí dưới?
- Ưu nhược điểm của phương pháp cắt da nhão mí dưới
- Quy trình cắt da chùng mí dưới
- Những câu hỏi thường gặp về căng da chùng mí dưới
- Lưu ý trước và sau khi cắt da nhão mi dưới
- Cách chăm sóc sau khi cắt da chùng mí dưới?
Hiện tượng thừa da mi dưới là gì?
Thừa da mí dưới là hiện tượng khi phần da ở mí mắt dưới bị chùng và rủ xuống gây nên những nếp nhăn, bọng mắt. Làn da kém săn chắc này không chỉ khiến mắt trông nhỏ hơn, già nua hơn mà còn gây cảm giác bị sụp mí, ảnh hưởng tới tầm nhìn.
Những dấu hiệu nhận biết da mi dưới bị chùng:
- Xuất hiện các nếp gấp, rãnh nhăn dưới mắt;
- Da dưới mắt bị rủ, xệ xuống;
- Có nhiều nếp nhăn hình nan quạt ở góc mắt;
- Mắt trông nhỏ hơn, quầng thâm đen và thiếu sức sống.

Nguyên nhân nào dẫn đến thừa da mi dưới?
Da mí dưới chùng nhão thường là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Khi chúng ta già đi, các sợi collagen và elastin – 2 protein giữ cho da săn chắc và đàn hồi – sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này khiến da dần mất đi sự đàn hồi và trở nên chùng nhão, nhất là vùng da mỏng manh quanh mắt.
Ngoài ra, thừa da mí mắt dưới còn có thể do:
- Di truyền: Nếu bố mẹ có cơ địa da chùng thì con cái cũng dễ gặp tình trạng tương tự;
- Thừa cân, béo phì: Mỡ tích tụ khiến da giãn ra và chùng xuống;
- Thức khuya, mất ngủ kéo dài làm cho mắt sưng húp, da chùng nhão;
- Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tia UV đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Phẫu thuật cắt da mí mắt dưới là gì?
Cắt da mí dưới hay còn gọi là cắt bọng mỡ mí dưới là thủ thuật giúp loại bỏ phần da mí mắt dưới dư thừa và chùng nhão. Quá trình này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa bằng kỹ thuật tạo đường mổ nhỏ, dùng dao mổ để cắt bỏ phần da thừa và khâu lại tạo mí mắt thon gọn, trẻ trung hơn.
Kỹ thuật cắt da mí mắt dưới hiện đại cho phép kiểm soát chính xác lượng da cần lấy đi, hạn chế tổn thương mô. Sau khi phẫu thuật hoàn tất, vùng da mí dưới sẽ trở nên căng mịn như ban đầu, loại bỏ trình trạng bọng mắt hay chùng da và làm cho đôi mắt trẻ trung rạng rỡ.

Ai nên và không nên phẫu thuật cắt mí dưới?
Bất cứ ai gặp phải tình trạng da mí dưới chùng nhão đều có thể cân nhắc phương pháp này. Đặc biệt là:
- Phụ nữ trung niên bị chảy xệ mí mắt dưới;
- Người có cấu trúc bẩm sinh bọng mỡ mí dưới to;
- Người có vùng da mí dưới kém săn chắc;
- Nam nữ mắt một mí, mí không đều như mắt mí sụp, mí chùng, mí lót;
- Chị em từng thực hiện cắt mí, nhấn mí nhưng không đạt kết quả như ý;
Tuy nhiên, một số đối tượng không nên thực hiện phẫu thuật cắt da mí mắt dưới:
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con nhỏ bú;
- Người mắc các bệnh về mắt như viêm nhiễm, khô mắt nặng;
- Người có bệnh lý nền chưa kiểm soát tốt;
- Người mẫn cảm, dị ứng với các loại thuốc tê hay kháng sinh.
Ưu nhược điểm của phương pháp cắt da nhão mí dưới
Ưu điểm:
- Loại bỏ nếp nhăn, xóa bọng mỡ và da nhăn dưới mắt;
- Phẫu thuật cắt da mí dưới mang đến kết quả nhanh chóng chỉ sau 1 lần thực hiện;
- Hiệu quả duy trì 5-10 năm nếu chăm sóc hợp lý.
Nhược điểm:
- Xâm lấn, đòi hỏi thời gian nghỉ dưỡng hơn phương pháp không phẫu thuật.

Quy trình cắt da chùng mí dưới
Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng mắt, da vùng mí dưới, đo độ dày da và đánh giá tổng thể. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp và giải thích về quy trình, chỉ định cũng như lưu ý trước và sau phẫu thuật.
Vệ sinh và chuẩn bị da mặt: Rửa sạch da bằng nước muối sinh lý, thấm khô và khử trùng bằng cồn y tế. Bôi thuốc tê tại chỗ để vô cảm vùng da cần cắt bỏ.
Thiết kế đường rạch và bóc tách phần da thừa: Bác sĩ thực hiện những đường rạch nhỏ và tinh tế ngay phía dưới lông mi, dài khoảng 1-2cm. Dùng kéo tiểu phẫu tách và bóc lớp mỡ, phần da thừa ra khỏi lớp cơ.
Cắt bỏ phần da và khâu phục hồi: Bác sĩ sẽ cắt lấy phần da chùng nhão, nếu cần sẽ loại bỏ bớt mỡ và các mô dưới da trước khi khâu vết mổ bằng chỉ phẫu thuật tự tiêu.
Băng vết thương và theo dõi: Sau khi khâu xong, bác sĩ sẽ rửa sạch vùng mổ và băng lại vết thương. Bạn sẽ dưỡng tại chỗ trong khoảng 1-2 giờ rồi có thể về nhà luôn. Đồng thời hẹn lịch thăm khám lại định kỳ để kiểm tra vết thương và tình trạng hồi phục của bạn.

Những câu hỏi thường gặp về căng da chùng mí dưới
Cắt da mí mắt dưới bao lâu thì sẽ lành?
Thông thường chỉ sau 1-2 tuần các vết thương sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên trong 1-3 ngày đầu bạn có thể gặp các triệu chứng như sưng, bầm, đau nhức. Những dấu hiệu này sẽ dần thuyên giảm nếu bạn chăm sóc vết thương đúng cách và kiêng khem như chỉ định.
Sau phẫu thuật cắt da mí dưới khoảng 20 ngày, kết quả mới thực sự ổn định và bạn có thể sinh hoạt, trang điểm như bình thường. Thời gian hồi phục cụ thể còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc hậu phẫu của từng người.
Cắt mí mắt dưới có gây hại cho sức khoẻ không?
Phẫu thuật cắt da mí dưới là phương pháp khá an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn giỏi tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Sưng nề, bầm tím;
- Nhiễm trùng vết mổ;
- Chảy máu;
- Mất cảm giác tạm thời;
- Lệch mí hoặc co kéo mi dưới.
Cắt da thừa mí dưới có ảnh hưởng thị lực không?
Cắt da thừa mí dưới là phẫu thuật chỉ tác động đến lớp da và mô mềm bên ngoài, không can thiệp vào cấu trúc bên trong nhãn cầu. Bác sĩ sẽ chỉ loại bỏ phần da chùng, không ảnh hưởng đến các cơ vận nhãn và dây thần kinh thị giác. Do đó sẽ không ảnh hưởng đến thị lực của mắt nếu thực hiện đúng kỹ thuật.
Phương pháp cắt mí dưới giúp loại bỏ triệt để phần da chùng nhão và nếp nhăn. Để duy trì kết quả lâu dài, bạn cần kết hợp chăm sóc da đúng cách và có lối sống lành mạnh.

Cắt da chùng mí dưới có hết thâm mắt không?
Cắt mí dưới chỉ hỗ trợ cải thiện thâm quầng ở một mức độ nào đó chứ không triệt để. Để điều trị thâm mắt, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác như tiêm filler thực hiện phương pháp toàn diện hơn như căng da mặt D-MAX,…
Cắt da chùng mí dưới có để lại sẹo không?
Các đường mổ trong phẫu thuật cắt da dư mí dưới rất nhỏ và tinh tế nên sẹo thường rất mờ. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ địa đặc biệt hoặc bị sưng tấy, vết mổ có thể lên sẹo. Do đó, cần chấp hành chăm sóc vết mổ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý trước và sau khi cắt da nhão mi dưới
Để phẫu thuật cắt da mí dưới diễn ra an toàn và mang lại kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều trước và sau khi thực hiện:
Trước phẫu thuật:
- Tạm ngưng các loại thuốc gây chảy máu như aspirin, thuốc chống viêm trong vòng 1-2 tuần trước phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án dùng thuốc phù hợp.
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe tổng thể và các loại thuốc đang dùng, nhất là thuốc chống đông máu.
- Không sử dụng rượu bia hay trang điểm trong ngày phẫu thuật.
- Chuẩn bị tâm lý và sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Sau phẫu thuật:
- Nghỉ ngơi trong 3-5 ngày đầu, tránh vận động mạnh hay các hoạt động nhiều mồ hôi.
- Giữ vết thương luôn khô sạch, không chạm tay hay để nước bắn vào.
- Nằm đầu cao 45 độ trong 1 tuần đầu để giảm sưng nề.
- Đắp lạnh vùng mắt trong 2-3 ngày để giảm sưng tấy.
- Không lái xe hay làm việc với máy móc trong 1 tuần.
- Hạn chế hoạt động thể chất mạnh trong 3-4 tuần.
- Không make-up và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 1 tháng.

Cách chăm sóc sau khi cắt da chùng mí dưới?
Chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành, hạn chế sưng đau và nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch đun sôi để nguội, lau khô nhẹ nhàng bằng gạc vô trùng.
- Thay băng vết thương trong 3 ngày đầu, sau đó để hở vết thương cho thoáng khí.
- Uống kháng sinh và giảm đau theo toa của bác sĩ, không tự ý dùng thêm thuốc khác.
- Nếu thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng to, đỏ, nóng, đau tăng hoặc có mủ thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Đi khám theo lịch hẹn, không bỏ lịch tái khám sau phẫu thuật.
